đào tạo seo - căn hộ the park avenue - Thép ống

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Chọn đồ gốm sứ an toàn


Trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa có câu trả lời về gói “lạ” trong chiếc đĩa hoa hồng của Trung Quốc thì trước đó, các nhà khoa học Việt Nam đã từng khuyến cáo về chì chứa trong đồ Pottery có thể làm tổn thương não, đau cơ khớp, giảm IQ trên người.

Gốm sứ

Nên chọn đồ sứ gia dụng màu trắng trong cho an toàn. Ảnh: TL

Càng loè loẹt càng độc hại

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Thực phẩm, qua các thí nghiệm cho thấy đồ gốm sứ có hoa văn càng sặc sỡ thì hàm lượng chì càng lớn. Loại gốm sứ thủ công rẻ tiền quy trình không chuẩn, do bị cắt giảm chi phí, thời gian nung thì càng độc. Độ thôi nhiễm chì càng cao khi đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả... bởi nhiệt, axít, kiềm muối làm chì nhanh giải phóng, thôi nhiễm vào thức ăn và gây độc cho cơ thể. “Người dân nên cẩn trọng với những ly, cốc độc đáo làm quà tặng bởi hoa văn được dán, vẽ lên men chỉ nung ở nhiệt độ thấp để giữ màu nên không loại bỏ được độc tố chì” - TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo.

Ngoài chì, đồ gốm sứ còn có chất Cadimi và hợp chất của nó được phân loại là chất gây ung thư, khi vào cơ thể chất này đảo thải rất chậm dẫn đến việc sẽ tích tụ trong gan, thận. Người bị nhiễm độc Cadimi nhẹ sẽ bị tiêu chảy, ói mửa, mệt mỏi, đau đầu và rối loạn thần kinh… lâu dần dẫn đến suy gan, tổn thương tim, thận và tuần hoàn.

Sở dĩ chì, Cadimi có trong gốm sứ là do một số nhà sản xuất đã pha thêm chì ôxít, hoặc chì ôxít được frit hóa vào hỗn hợp men mầu, nhằm làm giảm chi phí, giảm thời gian nung, nhiệt độ nung, tăng khả năng bám dính, tăng độ sắc nét của hoa văn.

Không chỉ nhiễm độc chì, frit qua đường tiêu hoá (đựng thức ăn trong đĩa bát nhiễm chì), TS. Trần Hồng Côn, Khoa Hóa (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, hàm lượng chì ở ly, cốc, bát đĩa có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và qua da khi cầm, nắm sản phẩm. “Nếu thâm nhập và tích lũy trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu, gây nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong. Nếu tiếp xúc với môi trường axít, kiềm hoặc nhiệt độ cao các nguyên tử bề mặt có xu hướng tách ra hòa lẫn vào thực phẩm, nước. Nhiệt càng cao, chì càng bị kích hoạt tách ra nhiều hơn”- TS Trần Hồng Côn cho biết.

Nên dùng loại nào?

Các chuyên gia hóa học cho rằng, để dùng đồ gốm sứ dân dụng an toàn trong sinh hoạt hàng ngày cần chú ý tới 2 thông số là thành phần hóa học của men và nhiệt độ nung, nhưng 2 thông số này ít nhà sản xuất cung cấp, nên rất khó lựa chọn. Để dễ dàng hơn, TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo người dân nên chọn màu men sứ trắng, nước men mịn, trắng trong và bóng láng, có độ thấu quang cao, chịu nhiệt và va chạm tốt, không thấm nước. Bởi gốm sứ tốt không chứa chì và Cadimi thường có lớp men mịn, bóng loáng, ít chấm đen nhỏ, không nhăn nhúm, hoa văn có lớp phủ bảo vệ để không bị trầy tróc, chịu nhiệt cao từ nóng sang lạnh và ngược lại. Hàng gốm sứ kém chất lượng thường nung ở nhiệt độ thấp để giữ được màu sắc tươi đẹp, do đó không loại hết được chất chì, Cadimi vì phải dán đề can, vẽ trên men nhưng không có lớp men phủ bảo vệ, sờ vào thấy nhám tay, chi tiết hoa văn và màu nổi cộm trên mặt men. Loại này đựng thực phẩm nóng, hoặc có tính axit thì độc tố chì, Cadimi sẽ thôi ra ngấm vào thức ăn rất độc hại. Với loại gốm sứ rẻ tiền này tuyệt đối không dùng trong lò viba và máy rửa chén. Tránh dùng đồ gốm sứ gia dụng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, màu sắc hấp dẫn, hoa văn loè loẹt vì dễ có độc tố gây hại cho sức khỏe, nhiệt độ nung chưa đạt chuẩn nên dễ lẫn tạp chất.

Nên hạn chế dùng đồ sứ gia dụng tráng men màu trong lòng. Nếu thấy đồ sứ gia dụng bị sần sùi, bong tróc lớp men bóng, hoặc rạn nứt thì nên thay đồ mới.

Bảo quản và sử dụng gốm sứ:

*Nên:

- Nấu trong nồi nước muối 15 phút với đồ gốm sứ mới mua để giữ bền, hoặc ngâm trong dấm sẽ tan bớt lượng chì.

- Ngâm vào nước pha chanh 10-15 phút để đồ gốm sứ sáng bóng. Đồ gốm sứ cáu bẩn, xỉn màu hãy dùng bột có men (dùng làm bánh mì) pha với nước, lau qua lên bề mặt. Lát sau dùng giẻ mềm lau lại sẽ sáng bóng.

- Chọn bát đĩa nên chọn loại có màu men sứ trắng, nước men mịn và bóng láng.

*Không nên:

- Rửa bằng chất tẩy mạnh (hoặc có tính axit như chanh, dấm, javel) vì men nhanh xuống màu.

- Dùng miếng rửa kim loại, cát vì dễ xước, bong tróc lớp men và viền – mạ kim loại. Muốn làm sạch, hãy dùng giẻ mềm thấm xà phòng, tro mịn, hoặc mùn cưa để cọ rửa. Nếu đồ viền kim loại - mạ vàng không nên rửa bằng máy rửa chén, không dùng trong lò viba.

- Muối dưa, cà, trữ thực phẩm trong bình sứ, gốm tráng men.

- Trữ thực phẩm trong đồ gốm tráng men mà không biết đó là loại men gì.
- Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng hàng ngày đồ uống nóng trong cốc gốm. Không sử dụng bát đĩa khi thấy lớp men bị mòn nhanh.

Trà Giang

Bí kíp tân trang đồ gốm sứ cổ


Đang có một công việc ổn định nhưng đồng lương quá eo hẹp nên anh Nguyễn Văn Hảo quyết định ra ngoài làm việc. Cơ duyên đã đưa người đàn ông này đến với một nghề rất đặc biệt - nghề phục chế đồ pottery. Dường như không ai có thể nhận ra những món đồ cổ đẹp long lanh lại chính là những món đồ đã từng vỡ, hỏng....thậm chí là nát vụn được bàn tay người thợ này gia công lại.

Đập bát, đĩa... để học nghề

Anh Hảo kể với chúng tôi, anh đến với công việc đặc biệt này là một sự vô tình. Sau khi quyết định rời bỏ công việc tại một đơn vị kinh doanh nhựa, anh chuyển sang vẽ tranh kiếm sống. Tuy nhiên, khi nghe một người bạn nói về nghề phục chế đồ cổ vỡ, hỏng.... anh liền bắt tay vào tìm tòi. Ngoài kiến thức về hội họa, anh Hảo hoàn toàn chưa có kiến thức gì về đồ cổ cũng như các dòng gốm, sứ và các kỹ thuật gắn kết, tạo màu men... cho đồ gốm, sứ. Thế nhưng có lẽ sự đam mê chính là loại keo gắn tốt nhất cho công việc này của anh.

Để thử nghiệm, anh Hảo tự mang bát, đĩa...trong nhà ra đập vỡ vụn. Sau đó lại tìm cách gắn chúng lại theo hình dạng như cũ và tìm mọi cách để cho những mảnh vỡ ấy được gắn kết mà không để lại vết tích cho đến khi chúng biến thành sản phẩm như lúc ban đầu mà không ai có thể nhận thấy đó chính là những mảnh vỡ ghép lại.

Công việc điên rồ là tự đập đồ ở nhà đi rồi lại gắn lại như thế diễn ra trong đúng 1 năm thì anh Hảo mới chính thức bắt tay được vào nghề. Ban đầu, chỉ là một vài người quen biết mang sản phẩm đến nhờ anh gia công, chỉnh sửa lại. Nhưng tiếng lành đồn xa, càng ngày công việc của anh càng trở nên thuận lợi và nhiều khách hàng. Giới chơi cổ vật đánh giá rất cao về tay nghề của anh bởi những sản phẩm qua bàn tay của anh Hảo gia công thì dù có vỡ, nát ở mức độ nào cũng đều có thể trở lại như hình dáng ban đầu. Bản thân những người chơi đồ cổ hay buôn đồ cổ ít kinh nghiệm cũng khó có thể nhận ra những sản phẩm này đã từng được phục chế.

Anh Hảo kể, một diễn viên nổi tiếng từng mang đến nhà anh 1 đôi ghè (1 loại đồ gốm gần giống chum) vỡ tứ tung nhờ phục chế. Đến khi nhận lại sản phẩm, bản thân chủ nhân của đôi ghè cũng không thể nhận ra chỗ nào là nguyên bản, chỗ nào là sửa chữa. Hay một lần gần đây, khi đến chơi nhà một người bạn, anh Hảo bỗng nhận ra một chiếc bình khá quen thuộc. Khi anh nói với người chủ này đó là chiếc bình đã được sửa chữa thì người chủ khăng khăng không thừa nhận vì cho biết đã mua chiếc bình đó cả chục năm nay và nó chưa bao giờ bị vỡ, hỏng. Chỉ đến khi anh Hảo chỉ chi tiết cách phân biệt thì người bạn kia mới biết đó là đồ đã được phục chế.

Theo quan điểm của anh Hảo, việc phục chế này chính là làm hoàn thiện những sản phẩm bị vỡ, hỏng để tạo nên giá trị về thẩm mỹ cho sản phẩm. Tuy nhiên, anh Hảo cho biết, trên thị trường có rất nhiều người bán các sản phẩm đồ cổ đã bị phục chế lại mà người mua không có kinh nghiệm sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Anh Hảo cho biết, những món đồ đã được sửa chữa thường có giá trị thấp hơn nhiều lần so với đồ nguyên vẹn. Một sản phẩm đã bị chữa có giá khoảng 1000 USD thì sản phẩm nguyên vẹn có thể là cả chục ngàn USD.

“Phẫu thuật, chỉnh hình” đồ cổ

Trong số những công đoạn để phục chế một món đồ vỡ, hỏng thì việc đắp cốt và gắn kết các mảnh vỡ là đơn giản nhất. Đây tuy là công đoạn cần sự kiên trì, tỉ mẩn....nhưng công đoạn hoàn thiện mới thực sự cần có một bàn tay tài hoa và tư duy về hội họa nhuần nhuyễn.

Nếu sản phẩm là các mảnh vỡ vụn thì trước hết phải tìm cách gắn lại các mảnh vỡ theo đúng trật tự của nó. Còn đối với những sản phẩm bị sứt, vỡ mất một phần thì cần tạo ra cốt cho các phần thiếu hụt đó bằng cách dùng xi măng trắng hoặc bột đá trộn với một loại keo đặc biệt tạo mới các phần bị thiếu hụt sao cho đúng hình dáng nguyên gốc ban đầu của sản phẩm. Theo kinh nghiệm hơn 20 năm làm nghề phục chế đồ cổ của anh Hảo, các sản phẩm anh thường gặp nhất là các loại bình gốm bị mất quai, mất vòi hay các loại lọ, thạp....vỡ miệng.

Sau khi các mảnh ghép đã được gắn kết, người thợ phải dùng giấy giáp để đánh các đường gắn cho chúng không còn “biên giới” với những mảnh gốm. Khi công việc đánh nhẵn kết thúc, sản phẩm sẽ được tạo màu nền bằng 1 loại hóa chất đặc biệt. Sau đó mới là công đoạn vẽ. Đây là khâu khó nhất trong quá trình phục chế. Anh Hảo cho biết, các nét vẽ ở đồ cổ nguyên bản thường có độ nét sâu. Hoa văn trong đồ cổ chia thành hai loại. Một loại là những hoa văn phức tạp, tinh xảo và một loại là các nét vẽ khá đơn giản, thậm chí có phần ngây ngô. Với loại hoa văn phức tạp thì người thợ cần phải thể hiện được đúng với tinh thần của sản phẩm nguyên gốc và chính xác đến từng đường tơ, kẽ tóc. Còn với loại sản phẩm đơn giản thì người thợ lại phải thể hiện đúng như sự ngây ngô của sản phẩm ấy. Đây là điều không đơn giản bởi các nét vẽ ngày nay thường được trau chuốt rất cẩn thận. Chính bởi vậy, làm cách nào để có được những nét vẽ như sản phẩm nguyên bản đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Sau khi vẽ cho sản phẩm, công đoạn cuối cùng là làm cũ phần phục chế bằng các kỹ thuật chuyên biệt.

Các sản phẩm hỏng nhỏ thì có thể chỉ mất một vài tiếng đồng hồ là hoàn thiện nhưng cũng có những sản phẩm mất rất nhiều thời gian. Tiền công cho một sản phẩm thường được tính theo cấp độ cần khôi phục của sản phẩm và giá trị của sản phẩm. Có những sản phẩm chỉ mất vài trăm ngàn đồng tiền công nhưng có những sản phẩm mất tới cả vài chục triệu đồng.

Anh Hảo cho biết, để nhận biết đồ cổ đã có phần phục chế hoàn toàn không khó với những người đã có kinh nghiệm. Theo anh Hảo, một số phần như quai ấm, vòi, miệng bình....là những nơi hay bị hỏng, vỡ nên sản phẩm bị sửa chữa những phần này cũng rất nhiều. Thông thường thì những phần được sửa chữa sẽ có những âm thanh khác so với phần sản phẩm gốc.

Dễ mua phải đồ rởm

Nghề phục chế, sửa chữa đồ cổ tuy cũng mang lại nhiều lợi ích về vật chất cho anh Hảo. Tuy nhiên với anh, cái được lớn nhất của nghề này mang lại chính là anh có thể nhận biết được rất rõ về giá trị và niên đại của một món đồ cổ, đặc biệt là các dòng gốm, sứ. Có những sản phẩm chỉ cần nhìn từ xa anh đã có thể nhận biết được các món đồ có được sửa chữa hay còn nguyên bản hoặc đó là món đồ cổ hay giả cổ.

Theo anh Hảo, thị trường đồ cổ khá phức tạp. Các món đồ cổ thường có giá trị lớn nên việc làm giả cổ diễn ra tràn lan. Rất nhiều người sưu tầm đồ cổ thậm chí là dân buôn đồ cổ chuyên nghiệp cũng có thể bị mua nhầm bởi kỹ thuật làm giả cổ hiện rất tinh vi, nếu không có kinh nghiệm thì rất dễ bị mua phải đồ giả, đồ nhái. Chính vì vậy, có những món đồ giả cổ có giá trị chỉ vài trăm ngàn hoặc vài triệu đồng thì được thổi giá lên cả trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng....

Anh Hảo cho biết, việc phân định đồ cổ không có một mẫu số chung nào. Với mỗi món đồ hoặc từng loại đồ cổ mà có những cách phân biệt riêng. Theo anh Hảo, thị trường đồ cổ Việt Nam hiện có khá nhiều đồ giả cổ, có những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài. Kỹ thuật làm giả cổ ở trong nước và nước ngoài đạt đến trình độ cực kỳ tinh xảo. Nếu là những món đồ cổ có xuất xứ từ nước ngoài thì cần phải xem thật kỹ lưỡng. Trên thị trường hiện xuất hiện nhiều món đồ cổ được giới buôn bán thổi phồng về niên đại và giá trị thực. Những món đồ này nếu là đồ cổ thật thì khó lòng vượt khỏi biên giới của đất nước đó bởi chúng đều là những món quốc bảo và có những giá trị vô cùng cao mà các nhà sưu tập trong nước khó lòng đủ tiền để mua được.

Những tác phẩm gốm sứ Bát Tràng


Trong thời gian qua thị trường quà tặng Pottery Việt Nam có thêm nhiều sự lựa chọn với nhiều mẫu mã đa dạng. Trong bài viết này toanthang xin được giới thiệu tới các bạn những mặt hàng gốm sứ có thể làm quà tặng Số 1 Việt Nam:

1- Ấm chén in logo

Với hơn 30 mẫu ấm chén thông dụng và cao cấp, giá cả hợp lý ( rẻ hơn 50% so với hàng Minh Long cùng chủng loại ).
Đáp ứng số lượng tùy biến, logo Decal in bền vĩnh cửu, đây là mặt hàng đáp ứng rất tốt nhu cầu làm quà tặng của công ty.
Thời gian làm hàng ngắn chỉ 3-4 ngày là có thể giao hàng.

2- Cốc sứ in logo

Mẫu cốc đa dạng phong phú, cập nhật thường xuyên, Battrang.info cung cấp hơn 08 loại mẫu cốc cho các bạn chọn lựa.
Cốc sứ in logo in 04 màu, đóng trong hộp carton, có ghi rõ xuất xứ tại Bát Tràng

3- Đĩa sứ in hình ảnh

Với kích thước đĩa từ 18- 32 cm, in ấn đa dạng, in hình ảnh lên đĩa sứ

4- Lọ hoa

Lọ hoa có thể in ấn lên sản phẩm lọ hoa với nhiều mẫu mã đa dạng

5- Lọ lộc Bình

Với kích thước lớn đa dạng, giá trị cao. Lọ Lộc Bình có thể đắp chữ nổi, viết chữ theo yêu cầu của khách hàng.

Tùy vào nhu cầu thực tế bạn có thể chọn cho mình những món quà tặng gốm sứ theo ý thích tại Bát Tràng.

Tags: Pottery & Ceramic
Liên kết: Bảng giá Seo - Du hoc Nhat Ban - Bảng giá seo website