đào tạo seo - căn hộ the park avenue - Thép ống

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Sứ Bát Tràng và sứ Trung Quốc

Gốm sứ Bát Tràng là một dòng gốm Việt Nam có lịch sử gắn liền với việc hình thành làng gốm cổ Bát Tràng từ thế kỷ XIV – XV, theo sự phát triển của thị trường và sự ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc nên Ceramic Bát Tràng cũng có nhiều thay đổi. Bài viết này giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được, phân biệt được đâu là gốm sứ của làng nghề Truyền thống Bát Tràng, đâu là hàng Trung Quốc.
Do sự phát triển không ngừng của xã hội, mỗi cá nhân mỗi doanh nghiệp đều có hướng đi của mình, đều có sự lựa chọn con đường đi để đạt đến đích cuối cùng là sự phát triển, thu nhập của mình, tuy nhiên trong xã hội cũng không ít người chọn đường đi sai chỉ vì một mục đích là doanh thu, với làng nghề Bát Tràng cũng vậy. Không nằm ngoài quy luật phát triển của xã hội, cho dù hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng đã có những cuộc họp các gia đình, công ty sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã, nhưng ở đâu đó vẫn có hàng kém chất lượng, không phải là hàng gốm sứ Bát Tràng được bày bán cùng với sản phẩm của làng nghề. Sau đây chúng tôi xin đưa ra những điểm dễ nhận ra nhất ngay cả với những người khách có ít kiến thức về sản phẩm này!
1. Về màu sắc và họa tiết:
Với gốm sứ Bát Tràng được làm thủ công nên những nét vẽ rất uyển chuyển, nét thanh nét đậm, nét to nét nhỏ, do làm thủ công nên những nét vẽ này dù rất đẹp nhưng không thể giống hệt nhau được, điều này có thể so sánh khi chúng ta mua các sản phẩm bán theo bộ như: ấm chén, bát, đĩa..., với những mặt hàng này chúng ta sẽ kiểm tra chúng về họa tiết là sẽ dễ dàng nhận được ra.
Còn với gốm sứ Trung Quốc hay gốm sứ nơi khác nhập về và gia công lại, thì họa tiết trên sản phẩm không phải là vẽ mà được dán bằng đề can rồi hấp qua lửa để mực hấp ăn vào men của sản phẩm. Với sản phẩm này chúng ta thấy  các họa tiết, hoa văn rất giống nhau, từ chi tiết nhỏ đến chi tiết lớn.
Với màu sắc họa tiết của gốm sứ Bát Tràng thường có ít màu, một hoặc hai màu, trông trang nhã không lòe loẹt. Màu sắc thường là các màu đơn gian gần gũi với đời sống hàng ngày như: màu đại thanh, màu xanh non, màu xanh là, màu huyết dụ...
Với hàng Trung Quốc thì màu sắc có phần lòe loẹt, người sử dụng thường hay bị ấn tượng bởi điều này, các màu thường là đỏ, vàng, hay xanh thẫm ... Chúng ta có thể thấy ở gốm sứ Giang Tây bán ở ngoài đường rất nhiều
Ảnh hưởng: Với gốm sứ Bát Tràng màu vẽ thường là đại thanh, được bao bọc bởi lớp men bên ngoài nên hoa văn không bị mờ, và là sản phẩm tốt cho sức khỏe. Ngược lại, với hàng được hấp đề can, màu sắc bị mờ dần và bong tróc khi sử dụng lâu, với mầu vẽ thường có chì trong nên mực này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, đây là điều cần được quan tâm.
2. Về độ trong của xương đất
Với gốm sứ Bát Tràng độ trong kém hơn so với gốm sứ Trung Quốc, điều này chúng ta có thể kiểm tra khi đưa sản phẩm ra ngoài sáng, nếu chỉ hơi thấy bàn tay của chúng ta ở phía bên kia sản phẩm thì là của Bát Tràng, còn nếu nhìn rất rõ thì phải xem lại.
Tuy nhiên, giờ có một số mặt hàng cao cấp của gốm sứ Bát Tràng cũng có khả năng trong suốt cao mà chất lượng vẫn được giữ nguyên.
Ảnh hưởng: Do cấu tạo của xương đất mà gốm sứ Bát Tràng rất bền với va đập, chịu nhiệt tốt, có thể cho vào lò vi sóng được. Ngược lại, với gốm sứ trung Quốc khi sử dụng rất hay bị sứt miệng của sản phẩm, nhất là với đồ ăn hàng ngày.
3. Độ dầy của sản phẩm
Với gốm sứ Bát Tràng làm thủ công nên thường dầy hơn so với gốm sứ Trung Quốc, khi cầm sản phẩm ta có cảm giác nặng tay, và chắc chắn.
Còn với hàng Trung Quốc sẽ mỏng hơn so với hàng của Bát Tràng
Ảnh hưởng: Sứ Bát Tràng bền hơn rất nhiều so với hàng Tung Quốc, không lo bị sứt mẻ hạt gạo ở miệng của sản phẩm
Trên đây là một số đặc điểm dễ nhận ra nhất, mong rằng quý khách hàng sẽ có lựa chọn sản phẩm tốt cho mình!
Sưu tầm.
Tags: Pottery & Ceramic

Gốm sứ Việt Nam: cơ hội bị bỏ qua

Cái bát, cái đĩa, bộ ấm chén... là một trong những vật dụng phổ biến và thiếu yếu nhất trong các gia đình người Việt. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, trong rất nhiều gia đình những đồ dùng gia đình ấy không phải là gốm sứ Hải Dương, Bát Tràng hay Minh Long - những thương hiệu Việt nổi tiếng. Thay vào đó, một bộ phận người dân Việt đang dùng những sản phẩm không nguồn gốc.

Hà Nội hiện có ba khu lớn tập trung nhiều đồ sành sứ, thủy tinh là Hàm Long, Cầu Gỗ và phố Hàng Khoai với hàng trăm cửa hàng lớn, nhỏ khác nhau.

Nhường "chợ" cho hàng ngoại

Tuy nhiên, theo chân một bà nội trợ - bác Phi Yến (409, K3, tập thể Thành Công) sắm đồ bát, đĩa, cốc, chén... mới thấy, ngay tại Hà Nội, nếu không sang Bát Tràng, để mua gốm sứ "nội" là không dễ dàng. "Lâu nay mình vẫn dùng đồ ngoại nhưng thực chất đều là hàng Trung Quốc, giá rẻ, hoa văn đẹp nhưng lại mỏng, giòn nên dễ mẻ, sứt và vỡ. Người quen giới thiệu dùng đồ trong nước bền hơn nên tôi quyết định thay bằng hàng Bát Tràng" - bác Yến cho biết.

Tìm một vòng tại các cửa hàng trên phố Hàm Long, bác Yến ra về tay không vì cũng giống như tại các siêu thị, hàng Bát Tràng ở đây dường như chỉ để làm... cảnh với một vài bộ bát, bộ ấm chén khiêm tốn nằm ở vị trí khuất nẻo -"Người bán hàng có giới thiệu đồ Minh Long, Minh Hải nhưng toàn tiền trăm, tiền triệu. Bình dân như chúng tôi có cố cũng không dám mua". Tương tự như vậy, trên phố Hàng Khoai, Gầm Cầu - khu vực chuyên bán buôn, cửa hàng san sát, hàng hóa ê hề, tha hồ lựa chọn nhưng "hỏi đến đồ trong nước là họ lại lắc đầu, đi hàng chục hàng may ra mới có một hàng bày đồ trong nước nhưng cũng chỉ có một vài món, cái bát, cái đĩa hoặc lọ hoa".

Ít ai biết rằng, từ hơn 10 năm nay, ngay tại trung tâm Hà Nội, hơn 20 chục cửa hàng chuyên kinh doanh đồ gốm sứ trong nước tồn tại và phát triển khá sầm uất ngay trong khu chợ Hàng Da (nay tất cả đều chuyển sang chợ tạm Phùng Hưng). So với các cửa hàng bát đĩa tại phố Hàng Khoai, Gầm Cầu, chủng loại hàng hóa phong phú hơn rất nhiều, đặc biệt cái ấm, cái tích... chỉ cần nhìn qua là biết ngay đồ Việt. Trong đó, hàng Bát Tràng đang áp đảo, chỉ có ba cửa hàng bán sản phẩm Trung Quốc, gốm sứ Hải Dương - cái tên "lừng lẫy" một thời cũng có xuất hiện tại chợ nhưng đó là chuyện của dăm năm trước. Chị Phương - chủ kios Đức Phương (524 Phùng Hưng) cho biết: hàng tại chợ trước phục vụ cho khách du lịch, chuyển ra chợ tạm thì chủ yếu đổ buôn. Các nhà hàng, khách sạn với đơn hàng lớn còn bán dễ hơn cho khách mua lẻ.

Bỏ quên đối tượng

Hỏi thăm, mặc cả rồi bỏ đi, nửa tiếng sau, chị Trần Mai Hồng - nhân viên phòng hành chính của một Cty thiết bị điện tại Gia Lâm quay lại cửa hàng của chị Phương mua bộ ấm chén và cái đĩa đựng hoa quả. "So với sản phẩm cùng loại nhập khẩu thì sản phẩm này đắt hơn gấp hai lần nhưng hàng Bát Tràng dày dặn, chắc chắn. Mẫu mã cũng tương đối được, hoa văn lạ có lẫn cũng dễ tìm" - chị Hồng vừa cười vừa nói.

Đồng tình với quan điểm này, bác Yến cũng cho rằng: đồ sành sứ VN chỉ được cái bền, còn lại từ hình thức đến giá cả, phân phối đều thua xa. "Chỉ cần ra chợ là mua ngay được cái bát, cái đĩa trong khi hàng Việt tuyên bố ầm ầm là sẽ mở rộng thị trường nội địa nhưng chẳng đâu xa, ngay tại Hà Nội, hoặc phải lượn vòng cả buổi hoặc phải sang tận "lò" Bát Tràng cách vài chục km".

Cái bát, cái đĩa, bộ ấm chén... là một trong những vật dụng phổ biến và thiếu yếu nhất trong các gia đình người Việt. Nói như vậy để thấy, chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng đã mang lại nguồn thu lớn cho gốm sứ. Tuy nhiên, đó chỉ là tính toán cơ học còn trên thực tế, hàng nhập khẩu đang "làm mưa làm gió" trên thị trường. Vậy các thương hiệu gốm sứ VN đi đâu ? Họ không đủ năng lực để sản xuất mặt hàng đang được đòi hỏi chất lượng ngày càng cao từ người tiêu dùng hay đã bỏ quên đối tượng khách hàng bình dân ?

Giám đốc một DN lớn tại Bát Tràng thừa nhận: năng lực sản xuất hiện nay đã cho phép VN có được những sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhưng những lô hàng đó chỉ dành cho xuất khẩu. Phát triển thị trường trong nước cũng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa sản phẩm, giảm giá thành, mở rộng quảng bá và thị trường tiêu thụ. Đây đang là những khó khăn mà không phải năng lực của DN nào cũng đáp ứng và thực hiện được. Vì vậy, nhiều năm nay ngành gốm sứ vẫn dè dặt, thậm chí đôi khi còn bỏ qua, không đề cập đến tiêu thụ nội địa.

Trong khi đó, khó có thể nói là tất cả người Việt đều quay lưng với gốm sứ trong nước. Chỉ có điều, đó chỉ như "tình cảm đơn phương". Người tiêu dùng sẽ không đủ kiên nhẫn để yêu hàng Việt nếu cứ phải chật vật tìm sản phẩm trong nước trong khi ra đến cửa là đụng ngay hàng nhập khẩu nhiều lợi thế về giá cả, hình thức.


Theo VVIC

Quá trình tạo cốt gốm

Ceramic - Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là: kim, mộc, thuỷ, hoả và thổ. Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.

Tạo dáng

Tạo hình gốm sứ bằng kỹ thuật vuốt
Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném ("bắt nẩy") để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm "xén lợi" và "bắt lợi" xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào "bửng". Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kĩ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa. "Be chạch" cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm.

Người thợ "đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kĩ thuật và mĩ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mĩ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.
Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (khuôn thạch cao hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Với cách này thì người thợ chỉ có thể tạo ra các sản phẩm có dạng hình tròn hở miệng, vì bàn quay li tâm chỉ cho phép thợ tạo ra các sản phẩm có dạng hình tròn, lưỡi cán đất sẽ không cho phếp tạo các đồ vật miệng kín.
sản phẩm gốm sứ được in
Với bàn in kiêu mới sẽ cho sản phẩm đẹp hơn và nhanh hơn, trong lòng sản phẩm không còn vệt  lưỡi cán "lưỡi bò liếm"
bàn in hàng sứ Bát Tràng
Bàn in kiểu cũ sẽ cho sản phẩm với yêu cầu thấp trong lòng sản phẩm còn vệt  lưỡi cán "lưỡi bò liếm"
 Sản phẩm sau khi in
Một sản phẩm sau khi in
làm khô sản phẩm
Để làm khô sản phẩm phải dùng thêm quạt
người thợ lấy sản phẩm ra khỏi khuôn đổ rót
Ngày nay người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kĩ thuật đổ rót "đúc" hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kĩ thuật đúc trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp thì thường có nhiều mang, tuỳ theo hình dáng của sản phẩm định tạo. Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản tiện. Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp đổ rót: đổ "hồ thừa" hay "hồ đầy" để tạo dáng sản phẩm. 

Hồ lỏng sau quá trình nghiền đất sẽ được trộn với xút (chủ yếu là NaHSiO3) nhằm làm giảm quá trình lắng của các hạt đất trong hồ, sau một thời gian nhất định hồ thừa sẽ được đổ ra ngoài, người thợ sẽ để thêm một thời gian nữa trước khi lấy sản phẩm ra khỏi khuôn (để sản phẩm được khuôn hút bớt nước, khi đó sản phẩm sẽ cứng hơn) nếu lấy ra sớm sẽ làm sản phẩm bị méo, hoặc sau khi lấy hồ ra người thợ đổ rót sẽ phải cho vào đó bóng đèn hoặc than tổ ong đang hồng để cho sản phẩm nhanh cứng. Đây là phương pháp sản xuất hàng loạt và phổ biến hiện nay.

Tại sao lại nung được các loại gốm sứ có nhiều màu sắc!

Trên bát, đĩa, chén ta thường thấy ở ngoài mặt có một lớp bóng như thủy tinh, đó là men Ceramic. Trên lớp men sứ thường có các họa tiết, hoa văn rất đẹp, làm mọi người ưa thích. Đó là do trong men có các kim loại, sau khi nung sẽ có các màu khác nhau, đó là các men màu.

Trên các đồ gốm sứ thường có các hình vẽ có màu đỏ, màu xanh, màu tím, màu vàng, màu đen v.v... rất ưa nhìn. Trong men người ta đã khéo léo sử dụng các kim loại hoặc oxyt kim loại phối hợp chế thành. Men màu đã xuất hiệntrên thế giới từ mấy nghìn năm trước, là kết quả sáng tạo của nhân dân lao động nhiều nước, trong đó có Trung Quốc. Sử dụng men màu có thể chế tạo được các đồ gốm sứ màu sắc đẹp mắt. Đồ hàng gốm sứ Trung Quốc rất nổi tiếng trên thế giới. Trong tiếng Anh từ “gốm sứ” và ‘Trung Quốc” đều diễn tả bằng từ “China”.

Men màu được chế tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau: coban oxyt cho men có màu xanh; crom oxyt cho men có màu xanh; oxyt sắt (III) cho men có màu nâu; mangan dioxyt cho men có màu đen; oxyt đồng (I) cho men có màu đỏ; thiếc oxyt cho men có màu trắng, antimon cho men có màu vàng và hợp chất của vàng cho men có màu đỏ ánh vàng, hợp chất của bạc cho men có màu vàng, hợp chất niken cho men có màu tím v.v... Dùng hỗn hợp nhiều oxyt kim loại, chúng sẽ phối hợp nhau cho nhiều màu sắc đẹp mắt bất ngờ.


Muốn chế tạo được đồ vật bằng sứ, trước hết phải dùng đất sét tạo hình, đem nung ta có sứ thô. Sứ thô có nhiều lỗ nhỏ, nước có thể thấm qua được. Người ta phủ lên sứ thô một lớp men, lại đem nung, men sẽ nóng chảy tạo thành lớp men bóng màu trắng. Nếu ta vẽ trên lớp men màu trắng các hình vẽ bằng các men màu, sau khi nung chảy sẽ có được các hình vẽ sinh động, đẹp mắt.
Sưu tầm.
Liên kết: Bảng giá Seo - Du hoc Nhat Ban - Bảng giá seo website